4 TIÊU CHÍ ĐỂ ĐÁNH GIÁ SAU SỰ KIỆN

Để có được nhiều kinh nghiệm tổ chức sự kiện thì không thể bỏ qua những tổng kết sau 1 event. Dưới đây là 4 tiêu chí đánh giá sau sự kiện mà bạn cần quan tâm.

Không có một sự hoàn hảo nào là tuyệt đối cả, nó chỉ tồn tại ở mức tương đối mà thôi. Một sự kiện quan trọng được tổ chức thì bên cạnh những thành công đạt được là một vài sai sót nhỏ cần được khắc phục, rút kinh nghiệm ngay sau đó.  Để đánh giá được mức độ thành công của một sự kiện cần phải dựa vào 4 tiêu chí đánh giá sau sự kiện dưới đây.

1. Phản hồi của khách tham dự
Đây có thể xem là tiêu chí quan trọng nhất trong việc đánh giá mức độ thành công sau sự kiện. Việc thu thập được những thông tin phản hồi bằng những câu hỏi thường gặp bạn có thể có được một bản đánh giá chất lượng.

Cần có một sự chọn lọc kĩ càng trong các câu hỏi và cũng không nên đưa ra quá nhiều câu hỏi cho khách tham gia vì họ sẽ cảm thấy không thoải mái với những khảo sát như vậy. Phải thật khéo léo khi đưa ra những câu hỏi bằng những hình thức khác nhau để khách tham dự không có cảm giác bị làm phiền. Để có được câu trả lời hay sự chắc chắn vào thông tin phản hồi đó thì việc đặt ra câu hỏi nên đi kèm với một sự duyên dáng chẳng hạn như một sự phục vụ thân thiện hay có một món quà nhỏ nhỏ đi kèm…Việc làm đó sẽ khiến cho người tham gia cảm thấy thu hút, thoải mái và vui vẻ đưa ra những đóng góp đáng tin cậy.

Đó chính là một trong phương thức có được nguồn thông tin phản hồi hữu hiệu nhất mà cac cong ty to chuc su kien uy tin thường sử dụng.

 

2.Thăm dò mức độ hài lòng của nhà tài trợ
Đối với những chuyên viên tổ chức sự kiện thì việc thăm dò mức độ hài lòng của nhà tài trợ hay chính là những khách hàng của họ là một tiêu chí rất quan trọng. Một sự kiện diễn ra trơn tru nhưng lại có thể chưa đáp ứng được đúng mong muốn của người quản lý hay không ai hết đó là chính khách hàng cao cấp- người đã đặt hàng tổ chức sự kiện này.

Chẳng hạn, việc truyền thông trong một sự kiện như cong ty to chuc le khanh thanh hay một dịp ra mắt cho bộ sản phẩm mới của doanh nghiệp trong buổi to chuc su kien khai truong của một hãng sản phẩm nào đó là cực kì quan trọng nhưng lại không đạt được mục tiêu một cách thích đáng thì đó lại là một sai sót lớn của đơn vị tổ chức sự kiện. Tại những sự kiện trọng đại thì việc quan tâm đến thái độ mức hài lòng của họ là rất cần thiết để có những sự thay đổi đột phá , thích hợp góp phần làm nên thành  công cho sự kiện.

3. Mức rủi ro và khả năng giải quyết
Sự phối hợp giữa các thành viên trong đội tổ chức sự kiện, sự giám sát chặt chẽ của người quản lý cấp trên là một trong những yếu tố chống lại những rủi ro đáng tiếc nhất là đối với những sự kiện quan trọng có tính nghiêm nghị cao như sự kiện tổ chức lễ khởi công công trình vì đây là những sự kiện khó xoay chuyển được những tình huống bất ngờ.

Quản lý được rủi ro có thể đánh giá được sự tập trung, tinh thần làm việc của nhân viên tổ chức sự kiện. Để từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá và những bài học kĩ năng sau mỗi bữa tiệc event. Qua những bước giải quyết sự cố linh hoạt cũng là cách để người lãnh đạo có thể nhìn nhận được khả năng, năng lực của nhân viên từ đó quyết định những vị trí quan trọng của họ trong những sự kiện kế tiếp để tránh được tối đa hậu quả sau sự kiện.

4. Tổng kết và rút kinh nghiệm bài học
Là một tiêu chí nhỏ nhưng lại vô cùng có ích cho các đơn vị tổ chức sự kiện chuyên nghiệp. Nhận biết và biết cách sửa chữa những điểm chưa được của mình để tránh được những sai lầm lập lại. Tổng kết được lịch trình , thời gian để thấy được sự trùng hợp và sai lệch giữa thực tiễn với những kế hoạch đã định sẵn. Từ đó có thể tổng quát được mức độ thành công của sự kiện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *